Trải nghiệm tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày

Rời xa sự náo nhiệt, tấp nập của chốn đô thị, dành trọn một ngày cuối tuần về với thiên nhiên, về với sự yên bình của làng quê Việt Nam. Nằm cách Hà Nội khoảng 50km, có một nơi được gọi là “Cổ trấn ngủ yên” của thủ đô – Làng cổ Đường Lâm. Nếu bạn đã có dự định đi tour Làng cổ Đường Lâm một ngày nhưng lại chưa biết nên tham quan những đâu, ăn gì, uống gì, vậy thì hãy để Biệt thự Xanh Villas dẫn bạn đi nhé. 

Hình ảnh yên bình tại Làng cổ Đường Lâm
Hình ảnh yên bình tại Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu? 

Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên còn được gọi là “đất hai vua”. Gọi là làng cổ bởi nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian. Còn đó cây đa, giếng nước, sân đình,… những nét đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2006, Làng cổ Đường Lâm được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Quốc Gia. Từ đây, làng cổ dần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành điểm nhấn đặc biệt cho du lịch Hà Nội. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để du lịch xa, tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày chắc chắn là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Làng cổ ĐƯờng Lâm thuộc xã Đường lâm. thị trấn Sơn Tây, hà Nội
Làng cổ ĐƯờng Lâm thuộc xã Đường lâm. thị trấn Sơn Tây, hà Nội

Lịch trình và chi phí tour đi  Làng cổ Đường Lâm một ngày

Hãy để Biệt thự Xanh Villas giúp bạn “vẽ” một lịch trình tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày để bạn tham khảo và tận dụng thời gian tham quan được nhiều nơi nhé. 

Lịch trình

7h30: xuất phát từ Hà Nội.

9h00: Đến làng cổ Đường Lâm.

9h – 10h: mua vé và tham quan Cổng và Đình làng Mông Phụ.

10h– 12h: tham quan các nhà cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh, giếng Cổ Đường Lâm.

12h00: nghỉ ngơi và ăn trưa.

13h30: tham quan Đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, chùa Mía.

15h30: ghé thăm Rặng Duối cổ hơn 1000 năm.

16h30: lên đường trở về Hà Nội..

Chi phí

Với một vài chi phí nhất định khi tham quan, những chi phí khác sẽ phụ thuộc bạn đi đâu, bạn ăn gì, bạn mua gì nên có thể chênh lệch. Theo kinh nghiệm của Biệt thự Xanh Villas, tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày dao động khoảng 300.000/người, hợp túi tiền học sinh sinh viên hay những bạn vẫn còn “eo hẹp” kinh phí nhưng muốn đi trải nghiệm.

Di chuyển đến Làng cổ Đường Lâm như thế nào? 

Làng cổ Đường Lâm khá gần nội thành Hà Nội, vậy nên bạn có thể di chuyển dễ dàng bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng, Biệt thự Xanh Villas hướng dẫn bạn đi bằng hai phương tiện chủ yếu gồm xe máy và xe bus.

Xe máy

Bạn có thể đến Làng cổ Đường Lâm bằng xe máy với lộ trình sau:  từ điểm xuất phát đi hướng Đại lộ Thăng Long – Hòa Lạc, rẽ phải đi theo đường Quốc lộ 21, đi thẳng đến bệnh viện 105. Có biển chỉ dẫn vào Làng cổ Đường Lâm. Thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng 30 phút, tìm chỗ gửi xe hết thêm 30 phút nữa. Vé vào cổng Làng cổ Đường Lâm khoảng 20.000/người.

Xe bus

Từ điểm xuất phát, bạn di chuyển ra bến xe Mỹ Đình. Bạn tìm đến xe bus số 70 hoặc 71 để đến bến xe Sơn Tây (bạn đừng quên hỏi bác tài là xe có đi đến bến xe Sơn Tây không nhé. Nếu bạn không biết điểm xuống xe hãy nhờ phụ xe nhắc bạn cho xuống bến xe Sơn Tây là được). Giá vé bus là 20.000/người. 

Bạn cũng có thể bắt tuyến xe bus số 83 từ bến xe Yên Nghĩa đến bến xe Sơn Tây giá 9.000 đồng/người.

Sau khoảng 45 phút, bạn xe xuống điểm dừng xe đối diện với bến xe Sơn Tây, lúc này bạn có thể thuê xe ôm khoảng 80.000 – 1000.000 (taxi hết khoảng 200km) để vào được Làng cổ Đường Lâm. 

Sử dụng xe bus đi Làng cổ Đường Lâm là lựa chọn hợp lý
Sử dụng xe bus đi Làng cổ Đường Lâm là lựa chọn hợp lý

Khám phá những địa điểm nên tham quan tại Làng cổ Đường Lâm

Bạn đã hoàn thành xong chặng đường đầu tiên để đi đến Đường Lâm, vậy Tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày có những gì? Hãy cùng theo chân Biệt thự Xanh Villas nhé.

Cổng làng Mông Phụ

Đến với Làng cổ Đường Lâm, bạn như lạc vào thế giới của những thứ xưa cũ, vừa dụng dị, yên bình vừa là những nét cổ kính của một ngôi làng mà không đâu có được. Địa điểm đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy ngay khi đến Làng cổ chính là cổng Môn Phụ. Cổng làng Mông Phụ được xây dựng trên con đường chính vào làng từ thế kỷ XVI, XVII, thời Lê. Bề ngang của cổng vừa đủ rộng để một chiếc xe tải chạy qua, mặt cổng hướng về phía Đông Nam, chếch phía Tây là núi Tổ (núi Tản Viên).

Ngày xưa, cổng làng có 4 cánh cửa, năm 1951 tu tạo lại thành 2 cánh. Năm 2008, Nhà nước đã đầu tư kinh phí tôn tạo, phục chế lại nguyên vẹn với 2 cánh cửa bằng gỗ lim. Bên phải cổng là cây đa đã 300 năm tuổi, bên trái là ao sen, xa xa là cánh đồng lúa, bấy nhiêu đó thôi đủ nói lên những thứ cũ kĩ sẽ được “bật mí” dần khi bạn tiến sâu vào trong làng. Du khách có thể thoải mái check – in tại đây để lưu giữ kỉ niệm. 

Cổng làng Mông Phụ - dấu ấn của thời gian
Cổng làng Mông Phụ – dấu ấn của thời gian

Đình làng Mông Phụ 

Dọc theo con đường làng được lát gạch sạch sẽ khoảng 500m, bạn sẽ tới đình làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1553 dưới thời vua Lê Thần Tông. Đình rộng khoảng 1800 mét vuông, mặt tiền Đại đình ngó ra hướng Tây Nam. Diện mạo của đình gồm Nghi môn, sân đình, Tả mạc – Hữu mạc và Đại đình. 

  • Nghi môn (cổng chính) gồm 4 trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn hai trụ nhỏ. Đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử, đỉnh hai trụ nhỏ có đội hai bình hoa.
  • Sân đình và Tả Hữu mạc (nhà bên tay trái), đây là nơi thờ tổ tiên các dòng họ và người có công với làng. 
  • Đại đình (tòa Đại bái – đình chính) gồm năm gian hai chái, trong đình thờ thần Tản Viên Sơn Thánh – một trong 4 vị thánh bất tử của người Việt. 

Dù nhiều lần tôn tạo, tu sửa, đình vẫn giữ nguyên được kiến trúc, điêu khắc đầu thế kỷ XIX, tiêu biểu cho lối kiến trúc truyền thống của đồng bằng Bắc bộ thời xưa.

Đình làng Mông Phụ nét xưa còn mãi
Đình làng Mông Phụ nét xưa còn mãi

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh 

Một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác của Làng cổ Đường Lâm chính là  nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh – một người con của xứ Đoài đã làm vua quan nhà Minh căm hận và nể phục. Nhà thờ được xây từ đời Tự Đức với diện tích 400 mét vuông gồm tiền đường và hậu đường, nhằm tri ân và tưởng nhớ Thám hóa Giang Văn Minh. Nhà thờ là nơi có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước cho những thế hệ trẻ bởi khi được vua Lê Thần Tông cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của vua Minh. 

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh uy nghiêm
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh uy nghiêm

Các ngôi nhà cổ

Trong tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày chắc chắn không thể bỏ qua những căn nhà cổ tại đây. Làng cổ Đường Lâm có 956 ngôi nhà cổ, mỗi ngôi nhà được xây dựng các năm khác nhau như 1649, 1703, 1850,… Những ngôi nhà cổ này đều được làm từ các vật liệu xây dựng truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói,… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.

Bạn có thể ghé thăm ba ngôi nhà cổ nổi tiếng: nhà cổ bà Dương Thị Lan, nhà cổ ông Nguyễn Văn Hùng, nhà cổ Hà Nguyên Huyến,…

Nhà cổ Đường Lâm cũ kỹ, cổ kính
Nhà cổ Đường Lâm cũ kỹ, cổ kính

Giếng cổ Đường Lâm 

Cây đa, sân đình rồi thì phải có giếng nước mới trọn vẹn và đầy đủ của một bức tranh thôn quê xưa cũ và bình dị. Ngay bên cạnh đình Mông Phụ có một cái giếng khá to được xây bằng đá ong. Các cụ trong làng hay rỉ tai con cháu rằng, nước ở đây trong lắm, mọi người hay ra lấy nước về nấu ăn hoặc làm tương nhưng nhất định không được dùng để tắm. Nghe thật thú vị biết bao!

Giếng cổ lâu đời tại Làng cổ Đường Lâm
Giếng cổ lâu đời tại Làng cổ Đường Lâm

Chùa Mía 

Hay còn có tên khác là Sùng Nghiêm Tự. Xưa kia vùng này là Cam Giá, tên nôm là Mía nên được gọi là chùa Mía. Trước cổng chùa là tòa tháp Cửu phẩm (9 tầng) khá cao, bên trong có các pho tượng phật ngồi trang nghiêm. Chùa thờ bà Chúa Mía – người có công tôn tạo lại chùa. 

Chùa Mía yên bình, trang nghiêm
Chùa Mía yên bình, trang nghiêm

Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) 

Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi, trong đó đền thờ ở Đường Lâm có quy mô lớn nhất nhưng chưa rõ niên đại xây dựng. Tuy nhiên việc đền thờ có hình dáng như ngày nay là do có một đợt trùng tu lớn vào năm 1889 (đời vua Thành Thái).  Ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân Đường Lâm và con cháu họ Phùng, du khách thập phương lại hội tụ về đây để tỏ lòng thành kính đối với ông.

Đình Phùng Hưng
Đình Phùng Hưng

Lăng và đền thờ Ngô Quyền (Tiền Ngô Vương Lăng)

Đây là quần thể công trình kiến trúc lăng tẩm của Ngô Quyền, vị vua đã có công chiến thắng quân Nam Hán trên Trận Bạch Đằng (938) và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về hướng Đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m.

Đền thờ và lăng mộ vua Ngô Quyền
Đền thờ và lăng mộ vua Ngô Quyền

>> Xem thêm:

Cùng khám phá du lịch Mai Châu có gì hay?

Mặc gì khi di du lịch Mộc Châu

Những đặc sản nên thử ở Làng cổ Đường Lâm 

Tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày sẽ không trọn vẹn nếu bạn chưa từng thử qua những món đặc sản này nơi đây, cùng Biệt thự Xanh Villas xem đó là những món gì nhé. 

Gà mía 

Tên gọi gà Mía được bắt nguồn từ những địa danh tiêu biểu của xứ Đoài cổ kính như chợ Mía, chùa Mía. Giống gà này có từ lâu đời và được nuôi nhiều nhất ở Đường Lâm. Ngoài cung cấp cho lễ hội trong làng, bà con địa phương còn dùng gà Mía trong lễ cưới. Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, có vị ngọt, đậm đà dai mềm thơm thịt, thịt chắc, màu trắng, da vàng ăn rất giòn, đậm ngọt.

Gà mía được nuôi tại Làng cổ Đường Lâm
Gà mía được nuôi tại Làng cổ Đường Lâm

Bánh tẻ 

Thưởng thức bánh tẻ thơm ngon nhưng có bao giờ bạn thắc mắc bánh tẻ được làm như thế nào chưa? Tên là bánh tẻ bởi nó được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong hoặc lá chuối và được luộc chín. Nguyên liệu để làm bánh tẻ truyền thống nhân thịt là những nguyên liệu dễ tìm gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá dong (lá chuối).

Bánh tẻ ngon nhất là ăn lúc vừa hấp xong. Bóc phần lá ra, chiếc bánh vẫn còn nóng hổi, bánh có màu trắng ngần với mùi thơm đặc trưng, bột gạo nấu chín ôm trọn phần nhân thơm ngậy, khiến du khách cảm nhận được cái vị ngon lạ..

Bánh tẻ Đường Lâm thơm ngon
Gà mía được nuôi tại Làng cổ Đường Lâm

Kẹo dồi, kẹo lạc 

Đây là loại kẹo truyền thống được làm bằng các nguyên liệu dân dã như lạc, đường, mạch nha, vừng, bột gạo. Khi ăn kẹo dậy mùi thơm ngọt và vị bùi của vừng và lạc.  Tuy nhiên để nói công đoạn khó nhằn thì phải kể đến khâu “đánh” kẹo đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt. Kẹo sau khi chế biến xong sẽ được lăn qua lớp bột nếp trắng tạo thành một lớp phủ mịn màng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị bùi, ngậy thơm.

Kẹo dồi với những nguyên liệu dân dã
Kẹo dồi với những nguyên liệu dân dã

Chè Lam

Chẳng biết nguồn gốc tên gọi từ bao giờ, chỉ biết là một món bánh được làm từ đường kết hợp cùng với đậu phộng. Nó có vị ngọt thanh của đường mật mía, thêm chút bùi bùi và béo của đậu phộng. Vị ngọt thanh của mật mía, nồng ấm của gừng đã khiến vua tấm tắc khen ngon và ban thưởng. Thế là từ đó đến nay chè lam trở thành món ăn phổ biến trong nhân gian, đặc biệt tại làng cổ Đường Lâm.

Nhâm nhi nước chè ăn cùng chè lam ngon hết sẩy
Nhâm nhi nước chè ăn cùng chè lam ngon hết sẩy

Những lưu ý dành cho tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày 

  • Nên đi bộ hoặc đi xe đạp tham quan làng cổ bởi nơi đây vô cùng thanh bình để giữ được không gian tĩnh lặng cũng như cổ kính nơi đây. 
  • Nếu muốn chụp ảnh tại các ngôi nhà cổ, du khách hãy xin phép gia chủ trước. 
  • Có thể mua tấm bản đồ giúp việc đi tham quan làng dễ dàng hơn. 
  • Tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày chắc chắn du khách sẽ ăn trưa tại đây, du khách có thể đặt bàn trước ở nhà hàng để họ chuẩn bị. 
  • Ăn mặc kín đáo, lịch sử phù hợp với không gian làng cổ và đi tham quan chùa, lăng, nhà thờ. 
  • Khuyến khích gửi tiền tips khi tham quan tại các điểm có người thuyết minh như một lời cảm ơn gửi đến những người đã tận tình chỉ dẫn bạn hoặc giới thiệu cho bạn biết nhiều hơn về Làng cổ Đường Lâm. 
Hình ảnh yên bình ở Làng cổ Đường Lâm
Hình ảnh yên bình ở Làng cổ Đường Lâm

Biệt thự Xanh Villas đã cùng bạn trải nghiệm tour đi Làng cổ Đường Lâm một ngày qua bài viết trên. Còn chần chờ gì nữa mà không rủ hội “cạ cứng” hay gia đình thân yêu đi để tận hưởng sự bình yên nơi đây. Đây cũng là một cơ hội giúp bạn vừa “dắt túi” cho bản thân những chuyến đi ý nghĩa vừa thêm được nhiều hiểu biết về lịch sử, dân tộc hào hùng.